Đường dây nóng trực PCCCR: 0986 68 17 69

21/11/2024 16:11:57

Lịch sử hình thành và phát triển Chi cục Kiểm lâm vùng III

Chi cục Kiểm lâm vùng III là đơn vị trực thuộc Cục Kiểm lâm, có trụ sở đóng tại thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập từ tiền thân là Trung tâm Kỹ thuật Bảo vệ rừng số III, theo Quyết định số 2499/QĐ/BNN-TCCB ngày 20/8/2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Năm 2007 được đổi tên thành Cơ quan Kiểm lâm vùng III, theo Quyết định số 32/2007/QĐ/BNN ngày 20/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT, đến năm 2010 đổi tên thành Kiểm lâm vùng III.  Chi cục Kiểm lâm vùng III được thành lập theo Quyết định số 5666/QĐ-BNN-TCCB ngày 27 tháng 12 năm  2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc thành lập Chi cục Kiểm lâm vùng III trực thuộc Cục Kiểm lâm, Tổng cục Lâm nghiệp.

Nhiệm vụ chuyên môn của Chi cục Kiểm lâm vùng III bao gồm các lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản; nghiên cứu, chuyển giao công nghệ; đảm bảo việc thực hiện pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng trong phạm vi hoạt động được phân công và tổ chức hoạt động dịch vụ công theo quy định của pháp luật.

Phạm vi hoạt động của Chi cục Kiểm lâm vùng III gồm 19 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An, Bến Tre, TP Cần Thơ, Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng. Các tỉnh này thuộc khu vực miền Đông và miền Tây Nam Bộ, có tổng diện tích rừng là 749.031 ha, giữ vị trí, vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, giữ vững an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường tự nhiên, xã hội. Rừng ở đây phong phú về hệ động, thực vật; đa dạng về mặt sinh học, có nhiều kiểu trạng thái rừng khác nhau phân bố theo điều kiện lập địa như: rừng thường xanh (Bình Phước), rừng ngập mặn (Cần Giờ), rừng tràm ngập nước ở các tỉnh miền Tây... Rừng có tính đa dạng sinh học cao, phong phú về loài, nguồn gen động, thực vật với số lượng lớn như bò sát, linh trưởng, chim, cá... Các loài nguy cấp quý hiếm như: Tê giác, Voi (Vườn quốc gia Cát Tiên), Sếu đầu đỏ (Vườn quốc gia Tràm Chim – Đồng Tháp) và các khu dự trữ sinh quyển (Cần Giờ, Cà Mau, Vườn quốc gia Cát Tiên) được quốc tế công nhận. Với sự đa dạng phong phú về hệ động, thực vật và các loài đặc hữu quý hiếm trên, rừng trong khu vực có giá trị to lớn về nhiều mặt cần phải được bảo vệ và phát triển.

Đây cũng là một địa bàn tương đối rộng, tình hình quản lý bảo vệ rừng, chặt phá rừng làm nương rẫy và cháy rừng diễn ra khá phức tạp. Tình hình gây nuôi động vật hoang dã phát triển hơn so với các vùng khác trong cả nước, nên cũng đặt ra các yêu cầu về quản lý, giám sát và hỗ trợ pháp lý của Nhà nước nói chung và của lực lượng Kiểm lâm nói riêng.



Liên kết

Thống kê Website

Đang online
Hôm nay
24h qua
Total
Your IP3.145.110.99