Đường dây nóng trực PCCCR: 0986 68 17 69

21/11/2024 13:11:48

Giải pháp nâng cao hiệu quả rừng cộng đồng

Với mục đích thực hiện chủ trưởng xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng, huy động cộng đồng dân cư thôn bảo vệ và phát triển rừng bằng việc kết hợp giữa truyền thống và tập tục tốt đẹp của cộng đồng với chính sách pháp luật của Nhà nước. Ngày 10/8/2007 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 70/2007/TT-BNN về việc hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện Quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao rừng theo quy định tại Điều 29 và Điều 30 của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 hoặc các cộng đồng dân cư thôn cư trú trong rừng và gần rừng. Theo đó thì: Quy ước bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng dân cư thôn là những quy tắc xử sự trong nội bộ cộng đồng, do cộng đồng xây dựng “thỏa thuận đa số” và tự nguyện thực hiện, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Qua thời gian xây dựng, tổ chức thực hiện Quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn các địa phương đã thu được nhiều thành quả quan trọng được thể hiện qua các tiêu chí đánh giá thực hiện Quy ước sau:

1. Kết quả đạt được

a) Kết quả trong việc xây dựng Quy ước

Trong năm 2011 Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, thành đã chủ trì phối hợp với các ban ngành liên quan chỉ đạo xây dựng trên 4.385 biển báo, bảng quy ước bảo vệ rừng, vận động các hộ gia đình ký cam kết bảo vệ rừng được 35.037 bảo cam kết.

b) Kết quả đạt được qua việc đánh gia thực hiện Quy ước

- Tiêu chí về kinh tế: Tham khảo số liệu từ Tổng cục Thống kê và Tổng cục Lâm nghiệp về số liệu diện tích rừng của cộng đồng thực hiện việc trồng, bảo vệ, khoanh nuôi, khai thác trong trong năm 2011 cụ thể:

+ Về diện tích được trồng với 12.500 ha rừng trồng mới tập trung và 32.208.000 cây trồng phân tán;

+ Diện tích khoanh nuôi tái sinh 28.200 ha, chăm sóc 80.900 ha và khoán bảo vệ 313.500 ha;

+ Sản lượng gỗ khai thác từ rừng 1.120.300 m3, sản lượng củi 4.102.200 stere.

- Từ các chỉ tiêu trên cho thấy nhiều địa phương đã giải quyết được các tiêu chí về lâm sinh và bảo vệ môi trường, đối phó với những thách thức của biến đổi khí hậu hết sức phức tạp hiện nay; bảo vệ nguồn nước bớt ô nhiễm, giảm sự xâm lấn của nước mặn, đảm bảo duy trì nguồn nước ngọt vào mùa khô; đất đai được sử dụng hợp lý hơn, diện tích rừng được bảo vệ, tình hình phá rừng trái phép được giảm nhiều (tổng số vụ vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản tại 22 tỉnh phía Nam được giảm dần trong hai năm 2010 – 2011; năm 2011 là 6.554 vụ và năm 2010 là 8.126 vu, giảm 19,35%), giảm thiểu những khó khăn trong việc giải quyết củi, lâm sản đối với cộng đồng, diện tích và độ che phủ rừng tăng lên qua các năm (cả nước năm 2010 là 39,5% và năm 2011 tăng lên là 39,7%); duy trì và phát triển các loài cây quý hiếm trong rừng tự nhiên, các loài cây bản địa được trồng lại.

- Việc gắn kết chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào cộng đồng dân cư thôn, bản sống bằng nghề rừng đã mang lại hiệu quả cao về các tiêu chí xã hội: Giải quyết việc làm cho nhiều hộ gia đình; nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ và phát triển rừng; góp phần váo xóa đói giảm nghèo, đóng góp phúc lợi xã hội. Số lao động cho các hoạt động lâm nghiệp tăng lên qua các năm; số lớp tập huấn và số lượng người, số lượng phụ nữ tham gia tập huấn về quản lý rừng, kỹ thuật canh tác nông, lâm nghiệp được nâng lên cả về số lượng lẫn chất lượng, cụ thể: Chi cục Kiểm lâm của địa bàn 22 tỉnh, thành phía Nam đã tổ chức tập huấn về công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trong năm 2010 được 61 lớp tập huấn với 3.809 lượt người tham gia; năm 2011 tổ chức được 74 lớp tập huấn với 11.994 lượt người tham gia.

 - Việc công nhận hình thức quản lý rừng truyền thống sẽ tạo khung pháp lý cần thiết cho cộng đồng để học có thể công tác quản lý rừng một cách hiệu quả dựa trên các mô hình quản lý truyền thống của họ, giúp tăng cường sáng kiến của người dân trong công tác bảo vệ rừng góp phần đáng kể vào những nỗ lực mà Chính phủ đang thực hiện nhằm tăng cường dân chủ cơ sở.

2. Tồn tại, khó khăn và giải pháp khắc phục

a) Những khó khăn vướng mắc

Tuy vậy, việc thực hiện Quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn vẫn còn gặp không ít khó khăn, sự ủng hộ của chủ rừng, cộng đồng dân cư nhiều nơi còn chưa cao, mang tính hình thức, nửa vời hoặc gượng ép, đối phó…

Trong thực tế ở những nơi vùng sâu, vùng xa việc gắn kết giữa quy ước của cộng đồng dân cư thôn với pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng tính hiệu quả còn thấp. Đa phần cộng đồng dân cư sống trong rừng và ven rừng là những đồng bào dân tộc tiểu số sinh sống, trình độ dân trí thấp, hài long với phong tục tập quán lâu đời vốn có, khó chấp nhận cái mới.

b) Giải pháp khắc phục

Để góp phần làm tốt công tác bảo vệ rừng, nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng chúng ta cần có những giải pháp để sử dụng, gắn kết quy định của Pháp luật Nhà nước về lâm nghiệp nói chung, bảo vệ và pháp triển rừng nói riêng với quy ước bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư thô bản, cụ thể:

- Hàng năm các cấp ủy Đảng, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần tổ chức, rà soát, nghiên cứu, đánh gia Quy ước của cộng đồng dân cư:

+ Về nội dung, phù hợp với yêu cầu của Quy ước: Kế thừa, phát huy những phong tục tập quán, đạo đức truyền thống tốt đẹp của cộng đồng, bài trừ thủ tục mê tín, dị đoan, trú trọng ngôn ngữ của đồng bào; nội dung phải phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, không trái với quy định của pháp luật;

+ Cần có những giải pháp kịp thời, sửa đổi bổ sung bảo đảm điều kiện áp dụng được đối với từng điều kiện thực tế tại địa phương; các kiến nghị về cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng.

- Hướng dẫn người dân thực hiện các quy định Pháp luật của Nhà nước song song với việc thực hiện Quy ước bảo vệ rừng của thôn, bản. Xây dựng cơ chế, chính sách, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, cấp chính quyền địa phương có thẩm quyền. Đặc biệt là cấp huyện đến cấp xã trong việc hướng dẫn, kiểm tra, phối hợp với cộng đồng dân cư thôn, bản trong việc thực hiện, xây dựng quy ước bảo vệ rừng.  

- Tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tính cá nhân, sự đoàn kết, đồng thuận của cộng đồng dân cư thôn. Cần tranh thủ sự ủng hộ của già làng, trưởng bản là người có uy tín trong cộng đồng là nòng cốt trong việc tổ chức Quy ước bảo vệ rừng. Phối hợp với các đoàn thể quần chúng, với trưởng thôn, trưởng bản tích cực tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, nhất là vào các tháng cao điểm mùa khô./.

 

Liên kết

Thống kê Website

Đang online
Hôm nay
24h qua
Total
Your IP3.21.12.88